but also for the community
LEGAL PRACTICE AREAS
-
Dịch Vụ Luật Sư Tư Vấn Nội Bộ Doanh nghiệpTháng Bảy 23, 2017Dịch vụ luật sư tư vấn nội bộ đem đến giải pháp tiết kiệm chi phí tài chính của doanh nghiệp như tiền lương, chi phí mua sắm dung cụ làm việc, chi phí thuê chỗ ngồi làm việc, chi phí đóng các loại bảo hiểm bắt buộc và các phúc lợi khác cho người làm công việc pháp lý của doanh nghiệp. Giải pháp sử dụng dịch vụ tư vấn nội bộ đang là xu hướng chung về một chuỗi sử dụng chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Với lợi thế, chi phí thấp hơn- chất lượng cao hơn- linh hoạt trong sử dụng dịch vụ, tư vấn nội bộ đã và đang chiếm được lợi thế cạnh tranh so với các dịch vụ pháp lý truyền thống khác trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. I. Dịch vụ tư vấn nội bộ mang lại giá trị gì cho doanh nghiệp Nội bộ của tổ chức: thực hiện chức năng thư ký công ty như chuẩn bị biên bản họp và nghị quyết cho HĐTV, HĐQT và ĐHĐCĐ… Tư vấn và soạn thảo các quy trình nội bộ, quy chế hoạt động, phân quyền. Tuân thủ và kiểm soát rủi ro: tư vấn và lập các báo cáo giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật; tư vấn và xây dựng bộ quy chuẩn về kiểm soát rủi ro, hệ thống cảnh báo để phòng tránh rủi ro. Về lao động: tư vấn và soạn thảo các tài liệu để giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên; tư vấn và chuẩn bị các tài liệu về thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động và kỷ luật lao động; tư vấn và soạn thảo các tài liệu để tái cấu trúc tổ chức bộ máy của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh: soạn thảo và đàm phán các hợp đồng thương mại (mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thuê văn phòng, thỏa thuận bảo mật thông tin, hợp đồng nguyên tắc,…); đánh giá năng lực pháp lý của đối tác; tư vấn và thực hiện đấu thầu; tư vấn và xây dựng cấu trúc giao dịch. Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A): Tư vấn cấu trúc giao dịch, thẩm tra chi tiết về đối tượng thực hiện giao dịch M&A. Giải quyết tranh chấp: Đàm phán giải quyết tranh cấp qua các cơ chế thương lượng hòa giải, đại diện và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp trong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án. Huấn luyện pháp luật: tổ chức đào tạo, huấn luyện pháp luật cho đội ngũ quản lý và nhân viên trong thực hiện các công việc. II. Phương thức cung cấp dịch vụ tư vấn nội bộ Ngồi làm việc tại văn phòng của doanh nghiệp: sử dụng đường dây điện thoại nội bộ của doanh nghiệp để tư vấn bằng miệng các vấn đề pháp lý và sử dụng đường truyền internet của doanh nghiệp để cung cấp các tài liệu pháp lý cần thiết; đồng thời tham dự các buổi họp trực tiếp khi có yêu cầu. Làm việc qua internet và đến văn phòng của doanh nghiệp khi có yêu cầu: gửi các tài liệu pháp lý được soạn thảo qua đường truyền internet từ xa, trả lời các câu hỏi pháp lý qua điện thoại và có mặt tại văn phòng của doanh nghiệp để tham gia các cuộc họp khi có yêu cầu. Lưu ý: Luật sư được chỉ định sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn nội bộ trong khuôn khổ khung giờ và thời lượng giờ tiêu chuẩn theo các bên thỏa thuận. III. Phương thức tính phí dịch vụ tư vấn nội bộ Dịch vụ tư vấn nội bộ thường được các nhà cung cấp dịch vụ pháp lý ápdụng cách tính phí cố định/số giờ làm việc tiêu chuẩn của luật sư/1 tháng. Ví dụ phí luật sư là 12 triệu/12 giờ làm việc tiêu chuẩn/ 1tháng, theo cách thức là 4 giờ làm liên tục của một ngày làm việc của một tuần hoặc theo thảo thuận giữa các bên. Nếu doanh nghiệp sử dụng thời lượng vượt quá số giờ tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ trả thêm một khoản phí phụ trội thường được tính theo giờ. Mức phí theo giờ này thường cao hơn mức phí trung bình của giờ tiêu chuẩn tháng. IV. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và dự toán ngân sách Doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ pháp lý có chuyên môn sâu về lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Ví dụ, doanh nghiệp chuyên về cung ứng dịch vụ giới thiệu việc làm thì nên tìm kiếm các hãng luật có thế mạnh về luật lao động. Doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý để lựa chọn số giờ làm việc tiêu chuẩn của tháng và dự toán ngân sách theo năm tài chính cho chi phí này. V. Làm thế nào để sử dụng dịch vụ tư vấn nội bộ hiệu quả Chỉ định người liên hệ: doanh nghiệp cần cắt cử một hoặc một số ít nhân viên ở cấp trưởng phòng để làm đầu mối giao việc cho luật sư. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể kiểm soát được khối lượng công việc của luật sư và nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của mình. Giao công việc pháp lý phù hợp: khai thác kiến thức và kinh nghiệm của luật sư ở những công việc khó, phức tạp mà nội bộ doanh nghiệp không tự xử lý được. Tránh tình trạng giao các công việc hồ sơ giấy tờ đơn giản. Kế hoạch sử dụng dịch vụ hiệu quả: cần xây dựng lộ trình các công việc pháp lý dài hạn để khai thác những khung giờ trống của luật sư. Ví dụ: xây dựng quy trình biểu mẫu, quy chế, huấn luyện pháp luật,… Khai thác việc huấn luyện pháp luật và xây dựng biểu mẫu: sẽ có rất nhiều vấn đề pháp lý lặp đi lặp lại trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, do đó luật sư nội bộ có thể thực hiện huấn luyện kiến thức pháp luật chung cũng như các kỹ thuật để xử lý các vấn đề có tính chất lặp lại này. Thông qua huấn luyện pháp luật, các phòng ban và nhân viên của doanh nghiệp có cái nhìn chung về cùng một vấn đề pháp lý và dễ dàng phối hợp khi làm việc.
-
10 Công Việc Luật Sư Nội Bộ Nên LàmTháng Bảy 23, 2017Công Việc Luật Sư Nội Bộ Nên Làm: Những năm gần đây nghề luật sư nội bộ đã phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp đã chủ động thành lập bộ phận pháp chế hoặc tuyển luật sư để thực hiện các công việc pháp lý. Xu hướng này cũng kéo theo sự dịch chuyển một số lượng lớn các luật sư đang làm việc cho các hãng luật quyết định đầu quân cho doanh nghiệp. Bên cạnh những luật sư nội bộ rất thành công với vai trò mới, cũng có không ít đồng nghiệp khi chuyển sang môi trường làm việc mới này đã gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc tại doanh nghiệp. Các khó khăn chủ yếu là khối lượng công việc khá nhiều, yêu cầu giải quyết gấp, liên tục phải trả lời điện thoại và email từ rất nhiều người, phải đi công tác thường xuyên…vv. Trong khi đó luật sư nội bộ còn phải phụ trách thêm nhiều công việc liên quan khác như kiểm soát tuân thủ, thư ký công ty, quan hệ đối ngoại với cơ quan nhà nước…vv. Không ít trong số các luật sư đi ra từ hãng luật đã phải từ bỏ doanh nghiệp và quay lại chốn cũ. Vì vậy, tôi quyết định viết bài này để chia sẻ với các bạn về những công việc bạn nên làm khi hành nghề luật sư nội bộ cho doanh nghiệp. Xây dựng dữ liệu về hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp Nếu bạn là luật sư của một tập đoàn hoặc công ty mẹ hiện đang sở hữu cả chục công ty con và các công ty liên kết. Việc phải nhớ các thông tin của từng công ty để thực hiện các công việc pháp lý có thể làm bạn đau đầu và đôi khi bị lẫn lộn. Lời khuyên cho bạn là hãy chuyển thể các giấy phép, tài liệu pháp lý của các công ty này thành một hệ thống dữ liệu và lưu chúng dưới dạng bản mềm. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tra cứu, sử dụng và quản lý hồ sơ pháp lý của công ty mình hơn. May mắn thay, hiện nay có rất nhiều phần mềm có thể hỗ trợ bạn xây dựng dữ liệu này một cách nhanh chóng và dễ dàng sử dụng. Nếu như bạn muốn thể hiện cấu trúc của tập đoàn, công ty me dưới dạng sơ đồ thì các phần mềm như Visio (Microsoft), WBS (Work Breakdown Structure) hoặc Mindmap có thể giúp cho bạn. Nếu bạn muộn sử dụng các thông tin dữ liệu ở dạng có thể lọc và quản lý theo tiêu chí và dễ dàng copy khi soạn thảo thì bạn có thể sử dụng excel (Microsoft). Việc xây dựng dữ liệu hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp còn giúp bạn dễ dàng báo cáo tình hình pháp lý của doanh nghiệp cho cấp trên, cung cấp thông tin cho nhân viên pháp lý mới hoặc bàn giao cho đồng nghiệp mới các công việc của mình. Đây là công việc vất vả ở những lần đầu thực hiện nhưng sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình làm việc. Xây dựng lòng tin về bạn và đội nhóm của bạn Phần lớn các công việc pháp lý nội bộ là ý kiến tư vấn của bạn và đội nhóm của bạn gửi đến chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo của công ty và đồng nghiệp ở các phòng ban khác. Ý kiến tư vấn của bạn sẽ hữu dụng nếu người tiếp nhận tin tưởng và thực hiện theo ý kiến tư vấn của bạn. Vì vậy việc xây dựng lòng tin của những vị khách hàng nội bộ này là việc làm đặc biệt quan trọng và cần được ưu tiên thực hiện trước. Bạn có thể lấy được niềm tin của họ như thế nào? Bạn cần phải cung cấp cho những vị khách này các ý kiến tư vấn vững chắc về chuyên môn, sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp và cung cấp được giải pháp tốt để họ thực hiện. Để làm được điều này bạn phải xây dựng các giá trị cốt lõi của bản thân trong môi trường doanh nghiệp. Một trong những hành động đó là việc thượng tôn pháp luật, tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực đạo đức ứng xử hành nghề luật sư và thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Xây dựng đội nhóm luật sư nội bộ của công công ty Làm việc theo nhóm là một yêu cầu bắt buộc đối với luật sư nội bộ bởi vì các công việc pháp lý hàng ngày của doanh nghiệp là rất nhiều và đòi hỏi bạn phải xử lý nhanh chóng. Một mình bạn thì khó có thể đảm bảo tất cả các công việc được hoàn thành với chất lượng tốt nhất và kịp thời. Tùy theo hoạt động kinh doanh của công ty, bạn và nhóm của bạn có thể thảo luận để phân chia người phụ trách từng mảng công việc nhất định. Công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn và được xử lý nhanh, hiệu quả hơn nếu nó được thực hiện bởi những người đã được chuyên môn hóa cao. Khi cần sự phối hợp nhóm, các thành viên phải sẵn sàng hỗ trợ nhau cùng thực hiện một mục tiêu chung. Ngoài ra việc xây dựng đội nhóm sẽ giúp các thành viên có thể gắn kết, hỗ trợ nhau trong những thời điểm đòi hỏi phải có nguồn lực đủ về số lượng để đảm bảo công việc được xử lý nhanh và hiệu quả. Mua sắm các tiện ích về phần mềm cho luật sư Hiện nay việc tra cứu và sử dụng hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam đã trở nên dễ dàng hơn trước đây. Bạn chỉ cần đăng ký mua dịch vụ văn bản pháp luât của một số nhà cung cấp dịch vụ có uy tín trên thị trường như thuvienphapluat.vn; hoặc luatvietnam.vn; hoặc khaitri.vn…vv. Mặc dù bạn cũng có thể tìm kiếm các văn bản pháp luật trên các cổng thông tin của cơ quan nhà nước như chinhphu.vn hoặc quochoi.vn nhưng các website này không có chức năng lược đồ cho phép bản kiểm tra mối quan hệ giữa các văn bản, hiệu lực…vv. Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ văn bản nêu trên còn có cơ chế cập nhật văn bản mới qua email hoặc tin nhắn điện thoại giúp bạn luôn được cập nhật văn bản pháp luật. Các tiện ích về tra cứu văn bản đã giúp bạn tiết kiệm đã khá nhiều thời gian và công sức để hệ thống hóa văn bản cho riêng mình như trước đây từng làm. Ngoài ra bạn cũng có thể mua thêm dịch vụ văn bản tiếng Anh của nhà cung cấp dịch vụ vietnamlaws.com nếu như cần tham khảo các bản dịch tiếng Anh của văn bản mà bạn cần. Xây dựng danh mục các yêu cầu về tuân thủ pháp luật Tùy từng loại hình doanh nghiệp cũng như lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác nhau. Với vai trò là luật sư nội bộ, bạn nên xây dựng một bộ danh mục các yêu cầu về tuân thủ pháp luật để bạn theo dõi và thực hiện theo các yêu cầu của pháp luật. Danh mục tuân thủ pháp luật này nên thực hiện theo các tiêu chí sau đây: vấn đề tuân thủ chung cho tất cả các doanh nghiệp như vấn đề lao động, thuế, kế toán, đăng ký doanh nghiệp,…vv sau đó là vấn đề tuân thủ pháp luật đặc thù của doanh nghiệp mình. Danh mục tuân thủ pháp luật này nên được in ấn và trên cơ sở đó rà soát kiểm tra định kỳ và phát hiện kịp thời khắc phục các sai sót nếu có thể. Sau khi xây dựng được danh mục tuân thủ pháp luật bạn cần thông báo và phối hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện. Xây dựng hệ thống biểu mẫu chuẩn Một trong những công việc chiếm hầu hết thời gian làm việc của luật sư nội bộ là soạn thảo các loại tài liệu pháp lý như hợp đồng, đơn hàng, hồ sơ thầu, công văn, báo cáo…vv. Để tiết kiệm thời gian thực hiện công việc này, bạn nên xây dựng cho mình một hệ thống biểu mẫu chuẩn mực để áp dụng cho các trường hợp tương có tính tự lặp đi lặp lại. Việc xây dựng hệ thống biểu mẫu chuẩn cũng giúp bạn kiểm soát được việc áp dụng thống nhất các dạng tài liệu trong toàn bộ doanh nghiệp. Khi làm được điều này bạn cũng sẽ tiết kiệm được thời gian khi phải rà soát và kiểm tra các tài liệu này theo yêu cầu của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Tăng cường huấn luyện đào tạo pháp luật nội bộ Bạn cũng nên dành một quỹ thời gian nhất định trong năm để tổ chức các buổi huấn luyện đào tạo pháp luật nội bộ cho các phòng ban và những người phải thực hiện các công việc liên quan đến pháp lý. Việc trang bị kiến thức pháp lý cho các phòng ban sẽ giúp cho bạn giảm thiểu được thời gian tư vấn các vấn đề đơn giản, cụ thể hàng ngày mà bạn thường phải trả lời qua điện thoại hoặc email. Ngoài ra việc huấn luyện đào tạo pháp luật nội bộ cũng giúp doanh nghiệp đảm bảo sự tuân thủ pháp luật theo một thể thống nhất, đồng bộ. Có thể ví việc huấn luyện đào tạo pháp luật nội bộ như một công tác truyền thông pháp lý cần phải thực hiện định kỳ. Thực hiện kiểm tra, giám sát các công việc pháp lý Hiểu theo nghĩa rộng thì các công việc pháp lý của công ty sẽ do tất các phòng ban thực hiện, ví dụ như là trả lời khiếu nại khách hàng, soạn thảo các hồ sơ thầu, soạn thảo đơn hàng, thực hiện chương trình khuyến mãi…Để đảm bảo các công việc này vẫn “chạy” một cách phù hợp với quy định của pháp luật, bạn cần thường xuyên định kỳ làm công tác kiểm tra quy trình thực hiện, biểu mẫu sử dụng và giúp các phòng ban hiệu chỉnh kịp thời để phòng ngừa rủi ro trước khi rủi ro xảy ra. Việc kiểm tra, giám sát các công việc pháp lý này cần truyền thông nó như là một chương trình thường kỳ không nhằm mục đích “vạch lá, tìm sâu” để bắt lỗi hay đổ lỗi cho cá nhân, phòng ban nào mà nó chỉ nhằm mục đích chung là kiểm soát rủi ro pháp lý và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật cho công ty. Nếu làm tốt công việc này, bạn sẽ là luật sư đi phòng bệnh thay vì phải bận rộn đi chữa căn bệnh (giải quyết tranh chấp hoặc xử lý hậu quả). Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các hãng luật Có những thời điểm hoặc có những công việc, bạn và đội nhóm của bạn không thể nào thực hiện một số công việc pháp lý vì có thể khối lượng công việc quá nhiều hoặc những việc khó và phức tạp mà ban chưa có kinh nghiệm. Vì vậy việc thuê ngoài dịch vụ pháp lý của các hãng luật là điều cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng dịch vụ luật sư của hãng luật cũng đòi hỏi bạn phải biết cách quản lý để đảm bảo chi phí tối thiểu, sản phẩm được cung cấp có chất lượng tốt. Để làm được việc này bạn cần có một kế hoạch trước ví dụ như dự trù ngân sách của năm dành cho việc mua dịch vụ pháp lý, danh sách các hãng luật có đủ năng lực thực hiện, những nội dung, công việc nào cần phải thuê ngoài. Để luôn có các hãng luật sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, bạn cần thiết lập sẵn sàng quan hệ đối tác với các hãng luật bằng các hình thức như ký hợp đồng nguyên tắc, thống nhất các nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ. Tổ chức đấu thầu dịch vụ đối với các dự án lớn để đảm bảo tính cạnh tranh về giá và xem xét đầy đủ năng lực. Xây dựng quan hệ tốt đẹp với cơ quan quản lý nhà nước Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh nào đó việc thiết lập quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước là hết sức quan trọng và cần thiết. Tại một số công ty, tập đoàn lớn thường có một bộ phận hoặc có người phụ trách quan hệ đối ngoại với cơ quan nhà nước. Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp, luật sư nội bộ thường kiêm luôn công việc này. Dù bạn có kiêm nhiệm hay không kiêm nhiệm công việc quan hệ đối ngoại với cơ quan nhà nước thì luật sư nội bộ cũng nên xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan quản lý nhà nước. Bởi vì luật sư nội bộ sẽ giúp công ty nắm bắt, cập nhật được xu hướng về chính sách pháp luật của nhà nước trong ngành nghề mà công ty đang kinh doanh. Trong một số trường hợp luật sư nội bộ cũng có thể góp tiếng nói đại diện cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật trong lĩnh vực liên quan này. Ngoài các công việc luật sư nội bộ nên làm nêu trên, bạn cũng nên tích lũy thêm các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao việc, quản lý công việc hiệu quả, giao tiếp và thuyết trình, huấn luyện (coaching)…vv. Hy vọng những chia sẻ về Công Việc Luật Sư Nội Bộ Nên Làm có thể giúp ích cho bạn trong công việc thường ngày của mình.
-
Tìm Kiếm Luật Sư Cho Doanh Nghiệp FDITháng Bảy 23, 2017Hầu hết các doanh nghiệp FDI được quản lý bởi Ban giám đốc là người nước ngoài và chỉ có thể sử dụng tiếng Anh. Vì vậy khi các doanh nghiệp FDI tìm kiếm dịch vụ luật sư thường lựa chọn theo tiêu chí (i) luật sư phải sử dụng được tiếng Anh thành thạo (viết và nói) và (ii) luật sư chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm. Vậy làm thế nào để tìm kiếm được những luật sư đảm bảo hai tiêu chí nêu trên? Đồng thời mức phí trả cho luật sư phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp FDI? Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn 7 bước để tìm kiếm luật sư theo yêu cầu của bạn. Nhu cầu cần tìm luật sư đang tăng cao Bước 1: Xác định vấn đề pháp luật cần tìm kiếm luật sư Thực sự việc này cũng tương đối là khó đối với những người am hiểu về luật pháp và chưa sử dụng dịch vụ pháp lý bao giờ. Cách tốt nhất là bạn nên tìm theo ngành nghề kinh doanh của công ty bạn, ví dụ nếu bạn là công ty xây dựng thì Bước 2: Tham khảo từ các nguồn referral Hiệp hội mà bạn tham gia Các đơn vị tổ chức xếp hạng luật sư của Việt Nam: Asialaw Profiles; IFLR 1000; WTR 1000; Legal 500 Asia pacific; ALB Legal News. Các tổ chức xếp hạng luật sư này đều là các tổ chức toàn cầu vì vậy bạn được đảm bảo rằng năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) của các luật sư được sếp hạng đã được kiểm chứng. Đồng nghiệp, bạn bè: đây là kênh tham khảo khá hiệu quả và gần gũi nhất bởi vì có thể đồng nghiệp, bạn bè của bạn đã trải nghiệm với chất lượng dịch vụ của các hãng luật rồi. Bước 3: Tìm kiếm thông tin về một số hãng luật Sau khi có được một danh sách thu gọn các hãng luật tại bước 2, bạn có thể dạo quanh 1 vòng tại website của các hãng luật này để tìm kiếm thêm thông tin Ví dụ như bạn tìm đến website Phuoc & Partners bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được các thông tin như lĩnh vực hành nghề (practices); các luật sư của hãng (lawyers); phần giải đáp các câu hỏi phổ biến về cách thức cung cấp dịch vụ (FAQs) sẽ có đầy đủ các thông tin về dịch vụ mà bạn cần. Bước 4: Tiếp xúc thông qua buổi họp giới thiệu chung để đánh giá sơ bộ Sau khi thực hiện bước 3, nếu bạn cảm thấy rằng các thông tin trên website chưa thỏa mãn hết sự hoài nghi về năng lực của luật sư và hãng luật, bạn có thể gọi điện thoại hoặc gửi email tới hãng luật mà bạn quan tâm để yêu cầu sắp xếp một buổi họp ngắn để tìm hiểu (buổi họp này thường không tính phí dịch vụ). Ở bước này bạn có thể đặt các câu hỏi để khảo sát năng lực chuyên môn của luật sư và quy trình cung cấp dịch vụ của luật sư có chuyên nghiệp hay không. Khách hàng thường hay hỏi (i) hãng luật có luật sư nào phụ trách chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực nào đó không? (ii) cách thức cung cấp dịch vụ này như thế nào? (iii) phạm vi công việc và mức phí dịch vụ như thế nào? Bước 5: Đấu thầu dịch vụ để lựa chọn hãng luật có mức phí phù hợp với vụ việc của bạn Đối với các giao dịch lớn (bao gồm có nhiều ngân sách để chi trả phí luật sư), thời gian kéo dài và cần một hãng luật có chuyên môn sâu và đội ngũ luật sư đủ về số lượng để cung cấp dịch vụ, bạn có thể cùng một lúc yêu cầu các hãng luật đến trình bày về năng lực chuyên môn của họ để bạn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho mình. Nếu bạn có điều kiện và thời gian để di chuyển. bạn nên đến trực tiếp văn phòng các hãng luật vừa để thẩm tra năng lực chuyên môn của luật sư vừa để thẩm tra nguồn lực của hãng luật đó. Bước 6: Trải nghiệm cùng dịch vụ luật sư ở những lần đầu Trong trường hợp bạn có cơ hội để trực tiếp đánh giá năng lực trực của luật sư và hãng luật thông qua một vài công việc nhỏ nào đó thì đó sẽ là một sự thẩm định tốt nhất. Thực tế thì có rất nhiều khách hàng đã chọn cách làm này để thiết lập quan hệ lâu dài giữa luật sư và khách hàng. Bước 7: Ký kết các hợp đồng nguyên tắc hoặc hợp đồng tư vấn pháp lý thường xuyên Về nguyên tắc luật sư chỉ thu phí dịch vụ đối với các công việc được khách hàng yêu cầu, do vậy công ty của bạn có thể yên tâm để giao kết các hợp đồng nguyên tắc với các hãng luật. Trên cơ sở các bên thống nhất và hiểu rõ các thỏa thuận về sử dụng và cung ứng dịch vụ như nguyên tắc thanh toán phí dịch vụ, cách thức tính phí, các chi phí phụ trội thêm, các trường hợp chấm dứt hợp đồng, nguyên tắc giải quyết tranh chấp…vv.
LTT & LAWYERS LAW FIRM
LTT & Lawyers is a dynamic law firm. We provide commercial legal solutions and business legal services to both local and international clients.
The foundation for our development and competitiveness is our dynamic lawyers team. Our lawyers are adept in the latest technology and highly knowledgeable about their professions.
CONNECTING WITH US
BOARD OF PARTNERS
TESTIMONIALS
Vũ Quang Trung Founder Websosanh.vnChúng tôi rất hài lòng với dịch vụ tư vấn chiến lược của VGC. Họ không chỉ cung cấp các giải pháp pháp lý tối ưu mà còn giúp chúng tôi tiết kiệm thời gian và chi phí. Đội ngũ tư vấn năng động, hiểu biết sâu sắc về quy định địa phương và quốc tế.
Nguyễn Thị Thu Hương Paku Paku Owner“Chúng tôi đánh giá cao sự chuyên nghiệp và tinh thần đồng hành của VGC. Đội ngũ tư vấn hiểu rõ các quy trình pháp lý và chiến lược phát triển thị trường quốc tế, giúp doanh nghiệp của chúng tôi mở rộng mạnh mẽ. VGC thực sự là đối tác chiến lược đáng tin cậy.”