Làm Thế Nào Để Đăng Ký Công Bố Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là một trong các mặt hàng phát triển khá mạnh mẽ hiện nay. Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng, việc đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không chỉ đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm đáng tin cậy. Dưới dây, VGC sẽ trình bày các bước cần thiết để một doanh nghiệp có được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước đối với hồ sơ đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Mức xử phạt hành chính: Theo Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc tiêu chuẩn đã công bố

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không tuân theo quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản xuất, nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký bản công bố mà không có đăng ký bản công bố theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm hành vi không tuân theo quy định của pháp luật trong sản xuất, nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc sản xuất, nhập khẩu thuộc diện phải đăng ký bản công bố mà không có đăng ký bản công bố theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định về đăng ký bản công bố sản phẩm; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế; hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

Bằng cách chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ hợp pháp và thực hiện đúng thủ tục, bạn có thể đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không lo ngại về vấn đề pháp lý. Căn cứ tại Điều 6, 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm;
  • Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc các giấy chứng nhận tương đương (HACCP; ISO 22000; IFS; BRC; FSSC 22000;…);
  • Nhãn sản phẩm;
  • Bản tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất.

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:

  • Bản công bố sản phẩm;
  • Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty nước ngoài;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate). Tài liệu này cần được hợp pháp hoá lãnh sự;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025;
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc các giấy chứng nhận tương đương (HACCP; ISO 22000; IFS; BRC; FSSC 22000;…);
  • Nhãn sản phẩm và nhãn phụ (nếu có);
  • Bản tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất.

Lưu ý:

Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài, cần dịch sang tiếng Việt và có chứng thực.

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức; cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức; cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Quy trình tiến hành đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định của pháp luật Bước 2: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cơ quan tiếp nhận: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định hồ sơ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí Thời gian: 21 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe (không bao gồm thời gian sửa đổi, bổ sung). Lưu ý thời gian thẩm định hồ sơ: tính từ thời điểm hồ sơ được nộp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc theo dấu đến của cơ quan tiếp nhận (trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ trực tiếp). Bước 4: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm. Kết quả: Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm Văn bản quy phạm pháp luật

  • Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm;
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
  • Thông tư 67/2021/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
  • Thông tư 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Việc tuân thủ quy định về đăng ký công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe không chỉ là trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp, mà còn là nền tảng để xây dựng niềm tin với người tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường.


Vietnam Global Consulting (VGC) với hơn 12 năm kinh nghiệm, luôn cam kết mang đến cho Quý Khách Hàng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm, với mục tiêu giải quyết mọi vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng nhất. Với chúng tôi, lợi ích của Khách Hàng chính là giá trị cốt lõi và sự hài lòng của Quý Khách là thước đo thành công của VGC.

Nếu Quý Khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và giải đáp mọi câu hỏi của Quý Khách!

  • Hotline: 0908.377.105
  • Email: rosy.nguyen@vgclaw.com.vn