lap-di-chuc-cho-nguoi-nuoc-ngoai

Trình tự thủ tục để lập di chúc cho người nước ngoài hưởng tài sản là Bất động sản tại Việt Nam

Lập di chúc cho người nước ngoài: Trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài, nếu người thừa kế ở nước ngoài không có điều kiện về Việt Nam lâu dài để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì có thể linh động lựa chọn một trong hai cách sau:

2 cách thực hiện thủ tục lập di chúc cho người nước ngoài

Cách thứ nhất:

Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế.Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (giấy tờ tùy thân; giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người thân ở Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao).
Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng như thông thường.Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế.Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế.Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế của mình.

Cách thứ hai:

Trường hợp người đang ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo quy định của pháp luật.
Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản được thừa kế…). Đồng thời ghi rõ nội dung ủy quyền như: “Người được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.”
Sau khi có giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi được ủy quyền.

lap-di-chuc-cho-nguoi-nuoc-ngoai

3. Một số lưu ý khi đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài

a. Chỉ được nhận thừa kế giá trị nếu di sản thừa kế là bất động sản

Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất và người nhận thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài không thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam(không phải là người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước)thì họ chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở (Điều 186, Luật Đất đai 2013).

b. Về thuế thu nhập phải chịu trong trường hợp chuyển nhượng đất được thừa kế

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa cha mẹ đẻ với con đẻ thuộc diện không phải chịu thuế.Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản là bất động sản là thu nhập phải chịu thuế.

Tuy nhiên, đối với thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản được hưởng thừa kế, người chuyển nhượng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp:

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau;

Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

Do vậy, người nhận thừa kế muốn chuyển nhượng di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ chỉ được miễn thuế thu nhập cá nhân khi mảnh đất này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu của bạn tại Việt Nam hoặc chỉ chuyển nhượng mảnh đất đó cho những người thân thích trong gia đình (bao gồm: ông bà nội (ngoại); cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng (vợ); anh chị em ruột).

c. Về vấn đề chuyển số tiền có được do chuyển nhượng đất được thừa kế ra nước ngoài

Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam khi nhận giá trị di sản thừa kế có quyền được chuyển số tiền đó ra nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối. Cụ thể, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế) ra nước ngoài.

Hồ sơ để làm thủ tục bao gồm các loại giấy tờ sau

Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ (theo mẫu của Ngân hàng);

Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế hợp pháp;

Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển, mang ngoại tệ.

Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với trường hợp xin chuyển ngoại tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).

Về mức ngoại tệ tiền mặt được chuyển

Theo quy định tại Quyết định số 921 ngày 27/6/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì cá nhân trực tiếp mang tiền mặt khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam chỉ được phép mang theo người lượng ngoại tệ tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại, séc du lịch) ở mức 7.000 USD; trường hợp vượt quá mức quy định trên thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và xin giấy phép của Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối
Trong trường hợp được phép mang, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, công dân Việt Nam đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được chuyển, mang mỗi năm tối đa không quá 10.000 USD hoặc 20% số tiền nếu tổng số tiền được thừa kế lớn hơn 50.000 USD.
Trường hợp số tiền xin chuyển, mang lớn hơn 50.000 USD, Công dân Việt Nam phải xuất trình giấy tờ chứng minh thực có số tiền xin chuyển cho mục đích thừa kế.
Số tiền còn lại (bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ), công dân Việt Nam được gửi vào Ngân hàng để chuyển dần (bao gồm gốc và lãi phát sinh) trong các năm tiếp theo, theo phương thức Lệnh chuyển tiền định kỳ đã được thỏa thuận giữa Ngân hàng và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ nhưng mỗi năm tối đa không quá mức quy định trên.
Trường hợp gửi vào Ngân hàng bằng đồng Việt Nam, công dân Việt Nam được mua ngoại tệ theo tỷ giá bán ngoại tệ của Ngân hàng được phép tại thời điểm chuyển ngoại tệ theo thỏa thuận giữa ngân hàng và người có yêu cầu chuyển ngoại tệ trong Lệnh chuyển tiền định kỳ.