5 Điều Cần Làm Để Quản trị Doanh Nghiệp Và Tuân Thủ Pháp Luật Tốt
Quản trị doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu lợi nhuận đó, pháp lý vẫn là vấn đề mà doanh nghiệp không thể bỏ quên. Rõ ràng thấy được, pháp luật ảnh hưởng đến sự vận hành và hầu hết hoạt động kinh doanh hàng ngày của một doanh nghiệp, từ việc thành lập doanh nghiệp, quản trị nội bộ, sản xuất, lưu thông hàng hóa, cung cấp dịch vụ, xác lập quan hệ lao động, quan hệ hợp tác với đối tác, quan hệ mua bán với khách hàng… Do đó, để đảm bảo tính minh bạch, sự công bằng, tính trách nhiệm trong mối quan hệ nội bộ (giữa các chủ sở hữu/thành viên/cổ đông của doanh nghiệp với nhau, với nhà quản lý doanh nghiệp và với nhân viên) cũng như đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong mối quan hệ với khách hàng, Cơ quan nhà nước, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và hướng đến phát triển bền vững, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản trị doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật.
Quản trị doanh nghiệp là tổng hợp những quy tắc và thực tiễn mà qua đó giúp cho bộ máy quản trị doanh nghiệp có thể bảo đảm tính chịu trách nhiệm, sự công bằng và tính minh bạch trong mối quan hệ của công ty với tất cả các bên liên quan (bao gồm khách hàng, nhà quản lý, nhân viên, chính quyền và cộng đồng).
Quản trị doanh nghiệp tốt đồng nghĩa với việc làm tốt 5 khâu cơ bản sau:
Hoạch định
Hoạch định có thể hiểu là định hướng, xác định hướng đi cho doanh nghiệp trong tương lai. Xây dựng một bản kế hoạch hành động chi tiết và hợp lý có thể coi là phần khó nhất trong 5 chức năng của quản trị doanh nghiệp. Chức năng này đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả công ty từ các cấp lãnh đạo, nhà quản trị và nhân viên.
Ngoài ra, kế hoạch đề ra cũng phải tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp và sự linh hoạt của nhân sự để đảm bảo việc thực hiện, triển khai diễn ra thống nhất và thuận lợi.
Tổ chức
Một doanh nghiệp cũng như một cỗ máy, chỉ có thể vận hành trơn tru nếu nó có một cơ cấu tổ chức tốt. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần có đủ các nguồn lực (tài lực – nhân lực – vật lực) cần thiết để có thể hoạt động liên tục, đồng thời xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý và chặt chẽ. Một cơ cấu tổ chức tốt kết hợp với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ đúng với tầm nhìn là điều tối quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào.
Khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, mở rộng quy mô, số lượng các phòng ban và nhân sự tăng lên, điều này đòi hỏi sự thay đổi trong phương thức lãnh đạo. Chính vì vậy, chức năng tổ chức cũng là một chức năng rất quan trọng của quản trị doanh nghiệp.
Chỉ đạo
Khi có được những chỉ thị và hướng dẫn công việc rõ ràng, nhân viên sẽ biết chính xác họ cần phải làm gì. Kết quả công việc từ mỗi nhân viên sẽ được tối ưu nếu ban quản lý có những định hướng chỉ đạo hợp lý và rõ ràng, liên quan trực tiếp đến những nhiệm vụ mà nhân viên cần thực hiện.
Một nhà quản lý sáng suốt chắc chắn phải là người luôn giao tiếp cởi mở, truyền đạt trung thực, rõ ràng và thường xuyên xem xét, tham vấn các quyết định chỉ đạo của mình cùng các cố vấn khác. Đồng thời, một nhà quản lý giỏi phải có khả năng tạo động lực cho nhân viên và khuyến khích sự sáng tạo của cấp dưới.
Điều phối
Giống như những bánh răng cưa, khi tất cả các hoạt động của doanh nghiệp được điều phối thực hiện một cách ăn ý và nhuần nhuyễn, doanh nghiệp từ đó cũng sẽ vận hành hiệu quả hơn. Ảnh hưởng tích cực từ thái độ và cách ứng xử của nhân viên đóng vai trò chính trong việc phối hợp linh hoạt giữa các phòng ban.
Để thực hiện tốt chức năng điều phối đòi hỏi khả năng lãnh đạo cũng như thái độ cởi mở trong giao tiếp, liên lạc nội bộ. Thông qua sự phối hợp hoạt động của nhân sự, doanh nghiệp mới có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra.
Kiểm soát
Nhà quản trị chỉ biết được liệu công ty có đang vận hành đúng theo kế hoạch và mục tiêu đề ra hay không bằng cách thường xuyên quan sát tình hình hoạt động của công ty.
Bên cạnh việc quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả, tuân thủ pháp luật nhằm phòng tránh, hạn chế rủi ro về trách nhiệm dân sự, hình sự, trách nhiệm hành chính và những rủi ro khác có thể phát sinh, đó là vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Xây dựng và phát triển một phương án, hệ thống quản trị nội bộ đồng thời tuân thủ pháp luật phù hợp với cơ cấu tổ chức, văn hóa doanh nghiệp và nhu cầu phát triển sẽ góp phần giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các rủi ro pháp lý, tranh chấp nội bộ và với bên ngoài, làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cách thức tiếp cận chế độ tuân thủ phù hợp để qua đó giảm bớt hoặc phòng tránh được những rủi ro pháp lý có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc pháp luật Việt Nam thường có sự thay đổi liên tục cũng tạo ra nhiều thách thức đối với hoạt động kinh doanh cũng như bộ máy quản lý của các doanh nghiệp trong quản trị nội bộ, thiết lập, duy trì sự tuân thủ
Trên đây là việc quản trị doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật đối với một doanh nghiệp là cực kì quan trọng. Trong trường hợp các bạn đang gặp phải các ván đề pháp lý về doanh nghiệp, Mua bán doanh nghiệp, mua bán cổ phần vui lòng liên hệ với các luật sư của LTT & Lawyers, chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn ngay khi tiếp nhận thông tin.