tranh-chap-lao-dong

6 Lưu Ý Khi Ký Hợp Đồng Lao Động Để Tránh Xảy Ra Tranh Chấp Lao Động

Lưu Ý Khi Ký Hợp Đồng Lao Động Để Tránh Xảy Ra Tranh Chấp Lao Động. Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019: Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Những lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động để tránh xảy ra tranh chấp:

Chủ động tìm hiểu về luật lao động hiện hành

Không hiểu biết về luật có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải những sai sót trong quá trình ký kết hợp đồng. Vì thế, để phòng tránh bạn nên chủ động cập nhật các thông tin về luật lao động hiện hành trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức. Ngoài việc giúp phòng tránh những sai sót thì nắm vững các quy định về luật lao động hiện thời còn giúp bạn đàm phán tốt hơn với doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Các bạn có thể tham khảo các thông tin này qua internet nhưng cần chọn lọc, tốt nhất nên tham khảo trên các trang web chính thức của bộ, trang tư vấn luật uy tín, báo chí… để đảm bảo tính chính xác và tính tức thời.

Xác định rõ thông tin doanh nghiệp

Song song đó bạn cũng cần thực hiện công tác xác thực thông tin doanh nghiệp trước khi chính thức ký kết hợp đồng, bởi hiện nay có khá nhiều công ty “ma” sử dụng các bản hợp đồng để “vắt” kiệt sức của người lao động hoặc bắt bồi thường sau đó. Vì thế, tốt nhất trước khi ký kết các văn bản có giá trị pháp lý cao như hợp đồng bạn cũng nên chủ động tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp. Mã số thuế, thời gian hoạt động, lĩnh vực hoạt động, đánh giá của mọi người về doanh nghiệp trên internet… chính là cơ sở dữ liệu tốt giúp bạn có những đánh giá khách quan nhất về doanh nghiệp. Nếu có bất cứ dấu hiệu “khả nghi” nào bạn tuyệt đối không nên ký kết để tránh bị “sập bẫy”.

Đọc kỹ tất cả điều khoản trong hợp đồng

Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đọc kỹ tất cả các điều khoản trong bản hợp đồng, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của bạn cũng như phía doanh nghiệp. Cần đặc biệt lưu ý về địa điểm, thời gian và công việc cũng như mức lương, các thông tin này cần đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng. Nếu thấy có những câu mang tính không rõ ràng như “bố trí sau”, “thỏa thuận theo nhu cầu” thì nên hỏi ngay và yêu cầu công ty chỉnh sửa ngay lại bản hợp đồng trước khi ký.

Tương tự, với các điều khoản về chính sách phúc hợi, bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ phép trong năm, chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao nghiệp vụ, quy định về việc chấm dứt hợp đồng, thời gian báo trước… cũng là điều mà bạn cần đọc kỹ, đảm bảo hiểu rõ và không có bất kỳ sự bất thường, mập mờ nào.

Đánh giá lại năng lực và nhu cầu bản thân

Mỗi bản hợp đồng đều có những điều khoản ràng buộc nhất định, do đó để tránh bị thiệt hại về tiền bạc, thời gian cũng như công sức bạn nên xem xét đánh giá lại năng lực bản thân trước khi đặt bút ký kết hợp đồng.

Cần xác định được năng lực của mình, có đủ khả năng và phù hợp với công việc này, có thật sự yêu thích và muốn gắn bó… Bởi nếu không kỹ lưỡng trong khâu này bạn dễ bỏ việc, bắt buộc phải hủy hợp đồng giữa chừng, không chỉ không được nhận lương, thậm chí còn phải bồi thường. Vì thế, đừng quá nóng vội, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa quyết định.

tranh-chap-lao-dong

Không chấp nhận hợp đồng “bằng miệng”

Hiện nay hợp đồng lao động thường được chia thành ba loại chính: hợp đồng thời vụ, hợp đồng có thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn. Hợp đồng bằng miệng cũng được công nhận tuy nhiên phải có nhân chứng. Điều này không chỉ gây bất tiện mà còn tiềm ẩn nhiều “rắc rối” nếu sau này xảy ra tranh chấp mà nhân chứng không trung thực, bị mua chuộc. Do vậy, để đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi sau này bạn nên đòi hỏi được ký hợp đồng trên giấy cho dù đó có là người quen.

Luôn giữ một bản hợp đồng

Theo nguyên tắc sau khi ký kết, hợp đồng sẽ được chia thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, để nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ dựa trên những điều khoản đã thống nhất để xử lý. Do vậy, nếu sau ký hợp đồng mà đại diện bên doanh nghiệp không giao thì bạn nên hỏi ngay và giữ cẩn thận, nhằm đảm bảo các quyền lợi và tránh rắc rối về sau.

Trên đây là Những lưu ý trước khi ký kết hợp đồng lao động để tránh xảy ra tranh chấp lao động. Trong trường hợp các bạn đang gặp phải các ván đề pháp lý về lao động, sa thải sai luật vui lòng liên hệ với các luật sư Lao Động của LTT & Lawyers, chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn ngay khi tiếp nhận thông tin.