7 lưu ý khi xảy ra tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế
Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động thương mại dựa trên sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân tại các quốc gia khác nhau về mua bán hàng hóa. Vậy, tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế là tranh chấp giữa các bên thương nhân trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (HĐ MBHH). Hay là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Các tranh chấp phổ biến của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong quan hệ hợp tác giữa 2 bên trong đó có 1 bên là thương nhân có yếu tố nước ngoài xảy ra tranh chấp. Và hiện nay, các tranh chấp phổ biến của HĐ MBHH quốc tế có thể kể đến như:
- Tranh chấp HĐ MBHH quốc tế liên quan đến điều khoản giao hàng: địa điểm giao hàng, thời hạn giao hàng, hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, giao thiếu hàng, bàn giao chứng từ,…
- Tranh chấp liên quan tới giao nhận trong HĐ MBHH quốc tế.
- Tranh chấp do sự kiện bất khả kháng đã được liệt kê hoặc chưa được liệt kê trong hợp đồng.
- Tranh chấp do có sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán, pháp luật…
- Tranh chấp do có sự thay đổi về điều kiện thực hiện hợp đồng.
- Đặc biệt, trường hợp thường xuyên xảy ra nhất đó là tranh chấp HĐ MBHH quốc tế do một trong các bên vi phạm hợp đồng, không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận theo hợp đồng.
Các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường gặp và những lưu ý:
1. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế liên quan tới chủ thể ký kết hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường là các bên, người bán và người mua có chút sở thương mại đặt ở các nước khác nhau, nhưng điều này là không bắt buộc và vẫn có thể năm cùng lãnh thổ của quốc gia, vùng lãnh thổ. Chủ thể ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân. Tuy nhiên, tư cách chủ thể của các đối tượng này sẽ không tuân theo luật điều chỉnh hợp đồng, mà tuân theo luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. Điều này dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia, một chủ thể mang quốc tịch một quốc gia, trước hết phải tuân thủ pháp luật nước mình về tư cách chủ thể. Pháp luật một quốc gia khác không thể điều chỉnh tư cách chủ thể của cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch nước khác. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cần thiết phải làm rõ tư cách chủ thể của các bên. Nếu một bên không có tư cách chủ thể, có khả năng hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
Có thể bạn quan tâm Quy trình mua bán hàng hóa quốc tế để hạn chế rủi ro
2. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế liên quan tới thẩm quyền ký kết hợp đồng:
Một cá nhân có thể tự mình hoặc ủy quyền hợp pháp cho cá nhân khác giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nhưng một pháp nhân không thể tự mình, mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó thực hiện hành vi ký kết. Một vấn đề quan trọng cần lưu ý để hợp đồng không bị vô hiệu là xác định cá nhân đó có thẩm quyền ký kết hợp đồng hay không. Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên nên tìm hiểu các quy định về thẩm quyền và ủy quyền của quốc gia đối tác hoặc yêu cầu bên kia cung cấp các giấy tờ chứng minh hoặc cam kết mình có thẩm quyền ký kết hợp đồng để phòng ngừa tranh chấp hợp đồng phát sinh do chủ thể ký kết hợp đồng không phù hợp.
3. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do giao hàng không đúng đối tượng ghi nhận trong hợp đồng
Về đối tượng của hợp đồng hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các hàng hóa được phép lưu thông theo quy định mỗi nước. Thông thường đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hàng hóa chuyển qua biên giới của quốc gia tuy nhiên nhiều trường hợp hàng hóa không cần qua biên giới quốc gia vẫn được xem là hoạt động mua bán quốc tế như hàng hóa đưa ra đưa vào khu Phi thuế quan, kho bảo quản… bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và quy định khác trong hợp đồng. Các bên tham gia thường tranh chấp về hàng hóa không đúng đối tượng, số lượng hàng hóa đã thỏa thuận, về chất lượng hàng hóa không đúng, không đáp ứng được tiêu chuẩn, tranh chấp đơn vị tính. Điều này có thể do quy định trong hợp đồng không cụ thể và chi tiết dẫn đến hiểu lầm hoặc do một bên lợi dụng sơ hở để không thực hiện nghĩa vụ. Để hạn chế tranh chấp này, ngay từ khi ký kết hợp đồng các chủ thể cần phải đọc kỹ từng điều khoản của hợp đồng quy định một cách cụ thể, chi tiết về đối tượng của hợp đồng, chất lượng hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chỉ tiêu kĩ thuật, tiêu chuẩn áp dụng, đơn vị tính và thống nhất về cách hiểu các điều khoản của hợp đồng để tránh trường hợp mỗi bên hiểu một Ý khác nhau. Đồng thời phải quy định rõ mức phạt hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên bán khi vi phạm quy định về đối tượng lao động.
4. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do bên bán chậm giao hàng
Theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm và thời gian giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời gian giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng của cả thì bên bán có quyền giao hàng vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua. Trên thực tế, ngoài trường hợp vi phạm nghĩa vụ giao hàng do ý chí chủ quan của biên bản thì có những trường hợp vi phạm nhưng được miễn trách nhiệm đó là khi giao hàng chậm do sự kiện bất khả kháng.
Có thể bạn quan tâm 7 bước cần thực hiện khi tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế
5. Tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế về giá cả, phương thức thanh toán
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền của nước người bán, nước người mua hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Việc lựa chọn đồng tiền tính giá còn phụ thuộc vào tập quán ngành hàng, tương quan giữa người mua và người bán trên thị trường và chính sách kinh tế đối ngoại. Các bên cần cân nhắc sử dụng đồng tiền nào để phù hợp với điều kiện của hai bên và khả năng thanh toán, cũng như quy định pháp luật của mỗi nước.
6. Tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng do vi phạm hợp đồng
Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại quy định những biện pháp chế tài khi hợp đồng không được thực hiện. Đây là điều khoản quy định trách nhiệm pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế. Đối với vấn đề môi trường thiệt hại khác với phạt vi phạm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phát sinh ngay cả trong trường hợp các bên không có thoả thuận nào về vấn đề này
Có thể bạn quan tâm 5 rủi ro khi mua bán hàng hóa quốc tế và cách giải quyết
7. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa
Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Các tranh chấp về vấn đề bảo hành hàng hóa thường phát sinh do các bên không thỏa thuận cụ thể về thời gian bảo hành cũng như phạm vi bảo hành, các trường hợp từ chối bảo hành do lỗi của bên mua.
Những lưu ý cốt lõi:
– Chuẩn bị dự thảo hợp đồng với những quy định rõ ràng, chi tiết và hạn chế thuật ngữ nhập nhằng khó hiểu. Nên lựa chọn những người có kinh nghiệm để soạn thảo hợp đồng, đặc biệt là công ty luật
– Lường trước tất cả các tình huống có thể xảy ra và cách thức xử lý nếu có trong hợp đồng
– Việc giao nhận hàng hóa cần giao cho người có kinh nghiệm và hiểu biết pháp luật để xử lý các tình huống nhanh gọn
– Các bên cần tuân thủ hợp đồng và quy định pháp luật trong giao nhận hàng hóa
– Lập biên bản sự việc xảy ra cần tuân thủ quy định hợp đồng và pháp luật để có cơ sở giải quyết tranh chấp (nếu có)
Trên đây là Những điều cần lưu ý khi xảy ra tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế. Trong trường hợp các bạn đang gặp phải các vấn đề pháp lý về tranh chấp mua bán, tranh chấp hợp đồng vui lòng liên hệ các luật sư của LTT & Lawyers, chúng tôi sẽ liên hệ lại với Bạn ngay khi tiếp nhận thông tin.