Mẫu Thỏa Thuận Thử Việc Phổ Biến Hiện Nay
Thỏa thuận thử việc là gì?
Căn cứ Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Đồng thời, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.[GU1]
Trên cơ sở đó, có thể tham khảo mẫu thỏa thuận thử việc sau đây
Mẫu thỏa thuận thử việc phổ biến
HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC
Hôm nay, tại văn phòng Công ty … chúng tôi gồm:
BÊN A: CÔNG TY …
Địa chỉ: …
Do Ông là đại diện.
2. BÊN B: ÔNG / BÀ: Sinh năm
CMND/CCCD số: … cấp này …
Thuờng trú tại: …
Địa chỉ liên lạc: …
Cùng thỏa thuận như sau :
Điều 1: Bên A đồng ý cho bên B thử việc tại: Bên A (địa chỉ như trên) trong thời gian: tháng.
Điều 2: Thời gian làm việc từ : 7 giờ 30 đến 16 giờ 30 hàng ngày (được nghỉ trưa 1 tiếng – bao gồm cả giờ ăn cơm trưa), nếu Bên A có nhu cầu tăng ca bên B sẵn sàng đáp ứng trừ trường hợp bên B bị bệnh, ốm đau (có chứng nhận của cơ quan y tế).
Bên B được hưởng lương theo thời gian hoặc theo sản phẩm, Bên A đảm bảo lương của Bên B không thấp hơn 85% lương trung bình của nhân viên chính thức có loại công việc tương ứng. Thời gian nhận lương là từ : ngày 15 đến ngày 20 của tháng kế tiếp.
Điều 3: Trong thời gian thử việc Bên B có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện theo nội qui lao động và qui định của Bên A, nếu Bên B vi phạm thì bên B sẽ bị xử lý theo qui định của Bên A.
Điều 4: Hợp đồng thử việc có giá trị kể từ ngày ký . Khi hết thời gian thử việc, nếu Bên B đáp ứng được các yêu cầu của Bên A thì Bên A sẽ chính thức tuyển dụng Bên B vào làm việc tại Bên A, trường hợp Bên B không đáp ứng theo yêu cầu của Bên A thì quan hệ giữa hai bên theo hợp đồng này sẽ chấm dứt , Bên B có trách nhiệm trả lương thử việc đầy đủ cho bên B.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng thử việc
Thứ nhất, thời gian thử việc: Do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác. (Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019)
Thứ hai, tiền lương thử việc: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Thứ ba, khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc. Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
(Căn cứ Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019)
Thứ tư, trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
(Căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2019)