THỰC PHẨM CHỨC NĂNG – “TIÊN DƯỢC” NGOÀI ĐỜI HAY VIÊN THUỐC “THẦN THÁNH HÓA” TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Khi đối diện với những căng thẳng và áp lực từ công việc, học hành hay thói quen ăn uống thiếu khoa học hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe đã không còn là sự “lựa chọn” mà dần trở thành một nhu cầu thiết yếu. Trên hành trình đó, thực phẩm chức năng đóng vai trò như một người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp bổ sung những dưỡng chất mà cơ thể đang thiếu hụt. Điều đáng nói là loại thực phẩm này được rất nhiều người nổi tiếng lựa chọn quảng cáo và chia sẻ đến người dùng trên mạng xã hội.  

Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu rõ về những viên vitamin nhỏ bé, ly sữa bột không lactose với tên gọi chung là “thực phẩm chức năng” hay chưa?   

Những loại thực phẩm chức năng ấy thực sự là một loại “tiên dược” ngoài đời hay chỉ đang được “thổi phồng giá trị” trên mạng xã hội một cách thái quá? 

Hãy cùng LTT & Lawyers tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Thực phẩm chức năng là gì? 

Theo quy định tại khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, thực phẩm chức năng được định nghĩa như sau:  

“Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.” 

Ngoài ra, khoản 1 Điều 1 Thông tư 43/2014/TT-BYT cũng quy định về quản lý thực phẩm chức năng, phạm vi điều chỉnh và áp dụng đối với thực phẩm chức năng bao gồm: 

“Quy định các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công bố sản phẩm, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.” 

Thực phẩm chức năng thường có dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng hoặc các dạng chế biến khác.  

2. Các loại thực phẩm chức năng 

Từ 02 quy định nêu trên, có thể thấy rằng thực phẩm chức năng không chỉ là các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe mà còn là một nhóm thực phẩm được pháp luật quản lý chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Nhóm thực phẩm này bao gồm: 

  • Thực phẩm bổ sung (Supplemented food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác. (Khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT) 

Ví dụ: Các sản phẩm thực phẩm bổ sung Nước tăng lực 

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP) 

Ví dụ: Các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống bổ sung Omega-3 (DHA/EPA) 

  • Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế. (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP) 

Ví dụ: Các sản phẩm Thực phẩm dinh dưỡng y học: Sữa bột dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường (Diabetes Care Formula)  

  • Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có. (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 15/2018/NĐ-CP) 

Ví dụ: Sữa bột không lactose (Lactose-Free Milk Powder)  

3. Công dụng của Thực phẩm chức năng 

Trên thực tế, mỗi loại thực phẩm chức năng đều mang lại những giá trị nhất định cho sức khỏe người dùng. Chúng đóng vai trò như một “người bạn đồng hành” hỗ trợ cơ thể trong nhiều mặt: từ việc bổ sung năng lượng, cung cấp protein, vitamin thiết yếu, cho đến việc hỗ trợ duy trì lượng đường huyết ổn định. Ngoài ra, một số sản phẩm còn giúp cải thiện khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ, góp phần nâng cao chất lượng sống một cách toàn diện.,… 

Tóm lại, sức khỏe của bạn xứng đáng được chăm sóc một cách đúng đắn và hiệu quả. Thực phẩm chức năng, khi được sử dụng đúng cách và khoa học, có thể là một giải pháp hữu ích để bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên, chính vì nhu cầu ngày càng cao, loại sản phẩm này cũng trở thành mục tiêu của những chiêu trò quảng cáo phóng đại công dụng. 

Nếu không chọn lọc kỹ lưỡng ngay từ đầu, người tiêu dùng có thể vô tình biến thực phẩm chức năng thành “con dao hai lưỡi”, gây ra những hệ lụy không mong muốn. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng, hãy trang bị cho mình kiến thức vững vàng để đưa ra lựa chọn sáng suốt và an toàn. 

Nếu bạn muốn biết thêm về việc thực phẩm chức năng cần đáp ứng những yêu cầu gì khi thực hiện quảng cáo, hãy ấn vào đường link dưới đây!  

Quảng cáo thực phẩm chức năng


Vietnam Global Consulting (VGC) với hơn 12 năm kinh nghiệm, luôn cam kết mang đến cho Quý Khách Hàng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm, với mục tiêu giải quyết mọi vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng nhất. Với chúng tôi, lợi ích của Khách Hàng chính là giá trị cốt lõi và sự hài lòng của Quý Khách là thước đo thành công của VGC.

Nếu Quý Khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và giải đáp mọi câu hỏi của Quý Khách!

  • Hotline: 0908.377.105
  • Email: rosy.nguyen@vgclaw.com.vn