
XỬ PHẠT LÊN ĐẾN 100 TRIỆU ĐỒNG ĐỐI VỚI VI PHẠM HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP
Trong thời gian gần đây, nhiều bài viết quảng cáo thực phẩm chức năng không có căn cứ khoa học, “thổi phồng” công dụng khiến nhiều người hiểu nhầm là sản phẩm có tác dụng điều trị bệnh như thuốc đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Đặc biệt, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok,…thì tình trạng này diễn ra khá phổ biến, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nếu vi phạm quy định về quảng cáo.
Liệu rằng những lời quảng cáo rầm rộ có thực sự phản ánh đúng giá trị sản phẩm hay chỉ là những “cú nổ” truyền thông nhằm đánh lừa lòng tin của người tiêu dùng?
Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết của VGC!
1. Quảng cáo “quá đà”, sai sự thật – Thực trạng vi phạm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng hiện nay
“Một viên kẹo bằng một đĩa rau” hay “3 đời gia truyền”…là những lời quảng cáo “có cánh” mà người dùng thường được nghe gần đây mỗi lần mở mạng xã hội.
Hiện nay, nhiều loại thực phẩm chức năng đang được “thần thánh hóa” để trở thành một sản phẩm vạn năng. Điều đáng nói là có nhiều trang web từ các doanh nghiệp, cá nhân đưa ra lời quảng cáo như “số 1”, “cứu tinh”, “chữa dứt điểm”,…để đánh vào tâm lý người dùng mà không nhận thức được hành vi của mình đã vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng.
Không dừng lại ở đó, nhiều doanh nghiệp mời cả ca sĩ, nghệ sĩ quay quảng cáo cho sản phẩm. Từ đó xuất hiện tình trạng sản phẩm bị thổi phồng về công dụng, chức năng. Thậm chí, có tình trạng sử dụng hình ảnh cá nhân, trang phục, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ,…gắn vào nội dung quảng cáo; hay thiết lập tổng đài tư vấn giả mạo bác sĩ, chuyên gia y tế để tư vấn về công dụng của sản phẩm sai sự thật. Với những chiêu trò tinh vi như vậy, nhiều người đã bỏ ra mức phí không hề nhỏ để mua sản phẩm nhưng kết quả nhận được lại là sự sụt giảm nghiêm trọng về sức khỏe.
Câu hỏi lúc này là: “Những hành vi vi phạm trên sẽ đối mặt với mức xử phạt như thế nào?”
2. Mức xử phạt đối với hành vi quảng cáo sai sự thật đối với thực phẩm chức năng
Đứng trước thực trạng đáng báo động trên, Nhà nước đã đưa ra các hình thức xử phạt nghiêm khắc để đảm bảo tính răn đe đối với các hành vi sai phạm trong hoạt động quảng cáo. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh. (Điểm b khoản 4 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP)
- Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố (Khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP)
- Xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng;
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo và Buộc cải chính thông tin
- Trường hợp quảng cáo gian dối gây hậu quả nghiêm trọng và đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn tái phạm thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, người vi phạm có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm; bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
3. Giải pháp cho doanh nghiệp
Nhằm đảm bảo các chiến dịch quảng cáo tuân thủ đúng pháp luật, LTT&Lawyers đề xuất đến các doanh nghiệp một giải pháp tối ưu là sử dụng gói dịch vụ rà soát nội dung quảng cáo.
Giải pháp này giúp kiểm tra tính pháp lý của thông tin sản phẩm, lưu ý tới doanh nghiệp những rủi ro, phản ứng tiêu cực có thể phát sinh trong quá trình quảng cáo. Việc rà soát được thực hiện bởi đội ngũ có chuyên môn sẽ giúp mọi thông tin về sản phẩm được công khai đúng sự thật và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý.
Đồng thời, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động quảng cáo sẽ được tư vấn cách trình bày thông tin sản phẩm một cách hợp pháp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo quảng cáo đạt hiệu quả cao mà vẫn tuân thủ quy định pháp luật.
Như vậy, hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng vừa là công cụ để giới thiệu sản phẩm, vừa là cầu nối quan trọng để lan tỏa giá trị giữa doanh nghiệp với người dùng. Trong bối cảnh thị trường có sự cạnh tranh giữa các loại thực phẩm chức năng thì việc xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả là yếu tố quyết định giúp mỗi doanh nghiệp tạo dựng được dấu ấn riêng đối với người dùng. Bên cạnh đó, hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng cần phải thực hiện đúng quy trình, thủ tục về hoạt động quảng cáo để tạo mối quan hệ bền vững với người dùng.
Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến quá trình hoạt động quảng cáo nói chung, quảng cáo các sản phẩm liên quan đến sức khỏe nói riêng, các doanh nghiệp có thể tìm đến những đội ngũ chuyên môn để được tư vấn về pháp lý hiệu quả!
Vietnam Global Consulting (VGC) với hơn 12 năm kinh nghiệm, luôn cam kết mang đến cho Quý Khách Hàng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm, với mục tiêu giải quyết mọi vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng nhất. Với chúng tôi, lợi ích của Khách Hàng chính là giá trị cốt lõi và sự hài lòng của Quý Khách là thước đo thành công của VGC.
Nếu Quý Khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ thêm, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và giải đáp mọi câu hỏi của Quý Khách!
- Hotline: 0908.377.105
- Email: rosy.nguyen@vgclaw.com.vn